HẠNH ĐẦU ĐÀ ĐÃ LAN XA

HẠNH ĐẦU ĐÀ ĐÃ LAN XA

Một năm trôi qua với nhiều sự kiện nổi bật, có bi ưu, hỷ ái. Song có lẽ sự kiện nổi bật nhất là hiện tượng sư Minh Tuệ và hạnh đầu đà. Sự nổi bật ấy không chỉ đơn thuần là sự chú ý, thu hút bởi số đông, mà là một sự thay đổi bên trong nhận thức của cộng đồng về tôn giáo, tâm linh, đạo đức, văn hoá…

Những ngày cuối năm, những đôi chân trần thanh thoát trên bước đường hành hương, những manh áo phấn tảo phô sắc nơi đất khách lại một lần nữa minh chứng cho sức mạnh của hạnh đầu đà là vô biên, vô ngại. Do vậy không một pháp thế gian nào có thể ngăn cản bằng ý chí vô minh. 

Hình ảnh sư Minh Tuệ và tăng đoàn được đón chờ với lòng cung kính từ đại chúng ở các nước bạn thật đẹp đẽ! Đặc biệt, có những vị quyền cao chức trọng cũng thành kính đảnh lễ, hay những vị tỷ phú cũng một lòng ngưỡng vọng, cúi đầu trước các bậc chân tu. Tất cả những điều ấy cho thấy giá trị của chân - thiện - mĩ. Bởi họ là những hành giả tu thật, bởi họ phản ánh cho sự thiện lương, và bởi, họ toát ra một vẻ đẹp nội tâm. Kỳ thực, sự cung kính của bất cứ ai trước một bậc chân tu cũng là lẽ thường, nhưng vì đã quá lâu rồi chúng ta mới thấy… nên ngỡ rằng chuyện xưa nay hiếm. Nếu ai đã từng có duyên trải nghiệm sẽ rõ tâm thái của một con người (dù anh có là ai, địa vị như thế nào) đều trở nên bình thường trước năng lượng thanh tịnh của một bậc chân tu, khi ấy tự khắc người ta cũng không còn cái tôi kiêu mạn, mà thay bằng sự cung kính chân thật. Đó chính là sức mạnh cảm hoá vô hình của giới hạnh sâu dày, hay sự an nhiên tịch tịnh trước những động loạn của thế nhân. 

Sự kính ngưỡng từ nhân dân ở các nước lân bang càng phơi bày ra một sự thật rằng, chính những kẻ tu Phật khác ở quê nhà lại đầy rẫy lòng đố kị, ích kỷ, hẹp hòi. Họ chỉ mượn áo cà sa, núp sau cửa thiền đề hành nghề trục lợi; chứ tham sân si còn nhiều hơn người thế tục thì thử hỏi tu gì ? Và họ còn tệ hơn những kẻ “ngoại đạo” (theo cách nói của họ), trong khi hầu hết những kẻ “ngoại đạo”ấy lại một lòng ngưỡng mộ, tán thán sư Minh Tuệ và hạnh đầu đà. Phải chăng họ vì là đồng đạo nên mới sợ lộ mình tương phản?

Rõ ràng những phản ánh tích cực ở ngoài biên giới là khách quan, trung thực và khó cãi. Điều đó cho thấy hương đức hạnh ngày càng bay cao, lan xa; và hạnh đầu đà đang thực hiện tốt sứ mệnh của nó - gieo hạt thiện lành phổ khắp nhân gian. 

Hình ảnh những vị chân tu với giới hạnh cụ túc được vạn người kính trọng hôm nay gợi nhớ đến những điều Đức Phật đã dạy khi xưa, được ghi lại trong “Kinh Sa môn quả”, rằng công đức của bậc chân tu trước hết là nhận được sự kính nể của tha nhân. Đó là chỗ mà quyền lực hay tiền bạc đều vô giá trị, đấng quân vương hay bậc đại phú cũng vậy thôi. Nhưng sự thành kính đảnh lễ ở họ không phải là một sự hạ mình, mà đó là lòng tôn kính, ngưỡng vọng cái cao thượng, lòng khát khao truy cầu cái thiện lương. Thêm nữa, công đức của hạnh Sa môn chân chính còn nhiều những điều vi diệu thù thắng, mà người thế gian khó có thể nghĩ bàn.   

Sự hiện diện của hạnh đầu đà bởi duyên khởi của thời kì giáo điển suy mạt, ma tử ma tôn trà trộn. Những âm vang của hạnh tu này cũng dễ khiến ta liên tưởng đến hình ảnh “rúng đông ngàn thế giới” khi Đức Phật tuyên thuyết “Kinh Phạm võng” (*). Phải chăng, với việc du hoá khất thực của họ, đó chính là con đường duy nhất để xiển dương chánh pháp ngay lúc này? 

Một năm khép lại, nhưng những đôi chân trần nhỏ bé kia vẫn tiếp tục bước đi, mở ra cánh cửa thế giới với một hành trình đầy nguyện lực để mang theo một sứ mệnh to lớn cho thế nhân.
--------------
Chú thích:
(*) Kinh Phạm võng (Brahmajāla Sutta) là bài kinh đầu tiên trong Trường Bộ kinh. Tên của bài kinh có nghĩa là "Lưới (jāla) của Phạm Thiên". Ngoài ra còn có tên “Lợi võng” (Atthajala), hay “Pháp võng (Dhammajala), hay “Kiến võng” (Ditthijala), hoặc “Vô thượng Chiến thắng” (Anuttarasangama Viịaya). 
Bài kinh này nói về giới hạnh của Sa môn và 62 tà kiến mà các tu sĩ phái khổ hạnh đã bám chấp. 
--------------
Nha Trang, 01/01/2025
Nguyễn Thanh Huy

Bài mới

SƯ MINH TUỆ, HÀNH GIẢ TU HẠNH ĐẦU ĐÀ, TRĂM NĂM TRƯỚC KHÔNG CÓ, TRĂM NĂM SAU, BIẾT CÓ CÒN ...
Ông Lê Khả Giáp: Đây là một ngôi chùa rất lớn. Hôm qua, anh Lam ngủ ngồi, đúng khô...
NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ DIỄN RA TRONG CHUYẾN HÀNH HƯƠNG VỀ ĐẤT PHẬT CỦA THẦY MINH TUỆ
Chuyến hành hương về miền đất Phật của thầy Minh Tuệ đang thu hút sự chú ý của hàn...
NGOÀI BA Y MỘT BÁT, CON KHÔNG CÓ GÌ NỮA CẢ
Thưa các bạn, BBC News Tiếng Việt, một lần nữa, có dịp phỏng vấn sư Minh Tuệ vào n...
NGÀY MAI TRONG SỐ CHÚNG TĂNG ẤY / CÓ KẺ RA VỀ BỎ CUỘC CHƠI
Ông Lê Khả Giáp: Còn chừng ba, bốn cây số nữa, đoàn sẽ sang tới đất Thái Lan. Cá...
VÌ SAO SƯ MINH TUỆ TIN TƯỞNG ÔNG ĐOÀN VĂN BÁU?
Ông Đoàn Văn Báu được xem là một nhân tố quan trọng trong chuyến bộ hành của sư Mi...
HẠNH ĐẦU ĐÀ ĐÃ LAN XA
Một năm trôi qua với nhiều sự kiện nổi bật, có bi ưu, hỷ ái. Song có lẽ sự kiện nổ...
NGÀY HÔM NAY, BỘ HÀNH CÁI ĐÃ. NGÀY MAI, CÒN THỞ THÌ CÒN TIẾP TỤC
Thưa các bạn, BBC Tiếng Việt đã có mặt tại Quận Phibun Mangsahan, Tỉnh Ubon Ratcha...
CÓ KHI NGƯỜI TA ĂN MẶN, MÀ LẠI BỎ ĐƯỢC THAM SÂN SI TRƯỚC NGƯỜI ĂN CHAY
CÓ KHI NGƯỜI TA ĂN MẶN, MÀ LẠI BỎ ĐƯỢC THAM SÂN SI TRƯỚC NGƯỜI ĂN CHAY, Trong vide...
Ngày 31/12/2024 Thầy Minh Tuệ kết thúc hành trình trên đất nước Lào, bắt đầu hành trình t...
Ngày 31/12/2024 Thầy Minh Tuệ kiết thúc hành trình trên đất nước Lào, bắt đầu hành...
Ngày 12/12/2024 Thầy Minh Tuệ bắt đầu bộ hành về miền đất Phật
Ngày 12/12/2024 Thầy Minh Tuệ bắt đầu bộ hành về miền đất Phật

Are you sure?