DUYÊN CỦA MÌNH, KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC, KHÔNG AI CẮT ĐƯỢC

DUYÊN CỦA MÌNH, KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC, KHÔNG AI CẮT ĐƯỢC

SƯ MINH TUỆ - BỘ HÀNH VỀ MIỀN ĐẤT PHẬT

PHẦN II : THÁI LAN - NGÀY THỨ HAI MƯƠI BỐN (CHIỀU 23.01.2025)

******

I/ NỘI DUNG

17. CON TRONG BỘ DẠNG RÁCH RƯỚI, SẼ LÀM HỌ KHỞI LÊN TÂM TỪ BI

Ông Đoàn Văn Báu: Nhiều người đặt câu hỏi, ông Minh Tuệ, đã làm được gì cho ai chưa? Thầy trả lời thế nào thầy?

Sư Minh Tuệ: Ông Minh Tuệ không biết đã làm cho ai được gì chưa, ông ấy chỉ biết, ăn ngày một bữa. Chuyện ấy, để người khác tự cảm nhận thôi.

Ông Đoàn Văn Báu: Lúc chưa gặp thầy, con nghĩ, điều lớn nhất mà thầy làm được, không phải là đem tiền về cho các anh youtuber, hay đưa ngoại tệ về, mà lớn nhất là làm cho mọi người hướng thiện, giảm bớt tham sân si, giúp mọi người nhìn lại mình, tại sao thầy chịu khổ hạnh đến vậy, mà vẫn nhất quyết đi theo con đường đó. 

Còn mình, tại sao mới khó khăn một chút xíu thôi, mình đã chán nản? Tại sao mình lại tham cái này, tham cái kia quá? Kể cả những gia đình đang cãi cọ nhau, vợ chồng đang không hòa thuận với nhau, thì người ta cũng trở nên hòa thuận yêu thương nhau hơn.

Vì người ta yêu thương thầy. Yêu thương thầy, người ta lại càng biết yêu thương nhau hơn.

Những người đặt ra câu hỏi đó, một là, người ta cố tình không hiểu thầy, hai là, người ta cố tình không nhìn ra. Những người đó, có giải thích cỡ nào thì cũng không được. Họ chỉ thấy tức thời thôi, họ không chịu nhìn xa hơn, nhìn rộng hơn, lớn hơn. 

Từ tháng tư, tháng năm, tháng sáu, của năm trước, khi biết về thầy, rất nhiều người Việt Nam đã thay đổi.

Sư Minh Tuệ: Con trong bộ dạng rách rưới, sẽ làm họ khởi lên tâm từ bi. Tâm biết cho. Cho cái bánh mì. Như vậy là khác rồi. Nếu con mặc đồ bình thường, thì họ đâu cho.

Ông Đoàn Văn Báu: Trước đây thì có hiện tượng sư giả. Người ta thấy, người ta tẩy chay, và chính con, con cũng từng lên án những người như vậy.

Xưa, con còn có lỗi thế này nữa. Có vị sư giả, đứng ngay ngã tư, xin tiền. Con đi ngang, con nói, 
thôi cô về đi, đứng đây xin tiền là không được. Nghe thế, cổ rời đi. 

Sư giả như cổ, người ta biết, người ta không bố thí, mà còn gây ấn tượng không tốt về sư tăng.

Nhưng từ khi mà thầy rồi tăng đoàn xuất hiện, thì tinh thần bố thí cao đến mức, tụi con ăn ké mà còn không hết nữa.

******

18. ĐI TU, KHÔNG CHỈ CỨU ĐƯỢC CHA MẸ HIỆN TẠI, MÀ CÒN CỨU ĐƯỢC CẢ CHA MẸ QUÁ KHỨ

Sư Minh Tuệ: Họ còn nói, tu hành gì mà không thăm cha thăm mẹ, bỏ cha bỏ mẹ. Trước mắt thì họ thấy thế, họ không hiểu, đại hiếu hoàn thành, mình sẽ cho cha mẹ được nhiều điều to lớn hơn, cha mẹ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, hạnh phúc hơn, và người đi tu sẽ trả được ơn sinh thành dưỡng dục. 

Ông Đoàn Văn Báu: Người đời, cao lắm thì cho cha mẹ tiền, nhà cửa, chăm sóc cha mẹ, đưa đi chữa bệnh, mà già rồi, thì có ăn được gì nữa đâu.

Sư Minh Tuệ: Những việc ấy, chỉ là việc nhỏ nhoi, đơn giản ở đời thôi. Phước báu, hữu lậu, sẽ mất đi theo thời gian. Chúng ta cần hướng đến hạnh phúc, an lạc lâu dài, còn những điều kia chỉ là tạm thời thôi.

Ông Đoàn Văn Báu: Những người phê phán thầy, cứ vịn vào cái câu nói, cha mẹ chết con cũng không về, rồi cho là bất hiếu, rồi thì chữ hiếu không làm được, thì còn phổ độ được cho ai?

Sư Minh Tuệ: Chữ hiếu to lớn. Người đời thường chưa nhìn ra. Chúng ta đã khóc cha mẹ nhiều đời rồi. Nhưng những người như thế thì khó để nói cho họ hiểu ra. Cả nghìn cha mẹ, giờ không biết bao hiếu cho cha mẹ nào đây. Cha mẹ hiện tại, cha mẹ quá khứ, rất là nhiều người, cũng đang chờ trong đau khổ, đang cầu đảo chỗ này chỗ kia, đang khổ đau ở địa ngục, hay súc sanh, hay chỗ ác thú.

Đi tu, không chỉ cứu được cha mẹ hiện tại, mà còn cứu được cả cha mẹ quá khứ.

Những lợi ích to lớn này, là do Như Lai, do Thánh Nhân chỉ ra, vậy mà còn nghi ngờ nữa thì thôi.

Hữu duyên. Việc ai nấy làm. Ai cũng có quyền báo hiếu. 

Nếu ai không nghi ngờ, và tin vào Như Lai Chánh Đẳng Giác, thì làm theo cách này. Ai không tin, cứ làm được bao nhiêu tiền, thì mình cho cha mẹ. Cha mẹ của con, khi con đi làm về cho tiền, họ cũng không cần, con giặt giũ áo quần cho họ, họ cũng không cần.

Có ở bên cha mẹ, thì rồi cũng vẫn già, cũng vẫn rơi rụng, vẫn chết, rồi khóc lóc lẫn nhau.

Khi cha mẹ chết, thì chỉ biết đấm ngực khóc, chứ cũng không biết làm gì cả. Cứ nước mắt chảy ra, hết đời này thì đến đời khác.

Đi như thế này, thương cha mẹ lắm chớ, nhưng nghe được Đức Phật dạy rồi, mình gắng vượt qua ái luyến, ái kiết sử, không não hại, bởi vì, chúng ta, rồi trước sau gì cũng chết. 

Trước khi chết, chúng ta vẫn còn bòn mót được công đức. Ai đặt niềm tin vào Như Lai thì người đấy an lạc, báo hiếu được. Ai mà oán Như Lai, người đấy sẽ khổ não lâu dài thôi, báo hiếu cũng không được.

Nguyện Chánh Đẳng Giác là thù thắng tốt đẹp.

******

19. CHỈ LO CHO GIA ĐÌNH, CHO DÒNG TỘC, THÌ KHÔNG LÀM ĐƯỢC VIỆC LỚN

Ông Đoàn Văn Báu: Còn những người mà người ta đi, gặp nhà sư, hoặc đến chùa cầu Phật, người ta luôn cầu phước cho mình.

Sư Minh Tuệ: Cầu phước cho mình chớ đâu cầu phước cho người. Cũng có người cầu phước cho người, nhưng mà là người thân mình.

Ông Đoàn Văn Báu: Nhưng muốn có phước, thì phải cụ thể bằng hành động, chứ còn lên thắp nhang lạy Phật, thì cũng chỉ là hành động thành kính đối với Như Lai.

Sư Minh Tuệ: Ngay cả pháp hữu vi, pháp thế gian, ở đời, Achan Báu mà lên làm tổng bí thư, ngày nào cũng lo cho gia đình mình, dòng tộc mình, thì không làm được việc lớn.

Không chỉ gia đình mình, không chỉ dòng tộc mình, mà tất cả gia đình, tất cả dòng tộc, mọi người trên khắp đất nước, đều như nhau hết, thì lúc đó, mới có thể cống hiến hết sức được.

Chỉ khi như thế, thì đất nước mới đồng lòng với mình, ủng hộ mình. Mình chỉ biết mỗi gia đình mình thôi, thì sớm muộn gì, họ cũng tẩy mình à.

******

20. THẾ NÀO LÀ TIỂU? THẾ NÀO LÀ ĐẠI? THẾ NÀO LÀ NHỎ NHOI? THẾ NÀO LÀ TO LỚN. 

Sư Minh Tuệ: Thế nào là tiểu và thế nào là đại? 

Ông Đoàn Văn Báu: Đại là coi tất cả đều là cha mẹ mình hết, tất cả đều là người thân mình hết, lúc đó mình mới cống hiến được.

Sư Minh Tuệ: Đúng rồi, mình mới được mọi người tôn trọng chứ.

Các ông nói thì hay, nhưng cái gì, các ông cũng đưa về cho cha mẹ mình, toàn ưu tiên cho cha mẹ mình, đem bà con, quyến thuộc vào, tạo dựng vây cánh. Mình như vậy, nhưng lại đi phê phán người khác.

Ông Đoàn Văn Báu; Thực tế rất khó tránh. 

Sư Minh Tuệ: Đó gọi là ái luyến. Đó chính là tiểu. 

Ông Đoàn Văn Báu: Ông này được lên, là do bố của ông này nâng đỡ. Thôi thì nên nâng đỡ chút xíu, cũng có cảm tình chút xíu, kiểu vậy.

Sư Minh Tuệ: Từ ví dụ này, Achan Báu có thể đi giải thích cho họ hiểu, như thế nào là tiểu, như thế nào là đại. Như thế nào là nhỏ nhoi. Như thế nào là to lớn.

******

21. TỰ MÌNH SÁCH TẤN CHO MÌNH. TỰ MÌNH TU CHO MÌNH. KHÔNG AI TU THAY MÌNH ĐƯỢC

Sư Minh Tuệ: Hướng đến tâm bình đẳng, ai cũng giống như người thân mình, cha mẹ mình.

Khó hành thay Sa Môn Hạnh. Khó hành thay Bà La Môn.

Ông Đoàn Văn Báu: Hồi trước con đi làm, con cũng học theo kiểu của phương Tây, con không có thân. Ví dụ như nhân viên của con có mười người, con không có lính ruột trong đó. Ai cũng như ai. Ai cũng đối xử như người lạ hết, chỉ có công việc thôi.

Nhiều người nói với con, phải coi cơ quan như một gia đình. Con không đồng ý. Cơ quan là cơ quan và cơ quan thì ở đó ai cũng như nhau hết. Tách rời điều đó ra, mình rất dễ làm việc. Trong cơ quan, yêu người này, ghét người kia, sẽ khiến nhân viên đố kỵ lẫn nhau.

Ví dụ như trong một tăng đoàn này thôi, thầy yêu mến thầy Minh Trí, thầy luôn quan tâm thầy Minh Trí chẳng hạn, thì các vị khác, nhiều khi cũng hơi thẹn. Hoặc thầy yêu quý sư phụ Minh Tạng chẳng hạn, thì những vị khác lại thấy chạnh lòng.

Sư Minh Tuệ: Ai cũng như nhau. Nhưng ai tinh tấn thì khuyến khích, tôn trọng.

Ông Đoàn Văn Báu: Do thầy sách tấn họ. Nên bây giờ, thầy phải sách tấn Phúc Giác nhiều. Phúc Giác hôm nay tiến bộ.

Sư Minh Tuệ: Họ tự biết:

tự sách tấn chánh niệm
không thích cư xá nào 
như ngỗng trời rời ao 
bỏ sau mọi trú ẩn

Tự mình sách tấn cho mình. Tự mình tu cho mình. Không ai tu thay mình được. Anh em huynh đệ thì gọi là trợ duyên. Trợ duyên lẫn nhau thôi.

Ai tinh tấn, ai giữ giới thì được tôn trọng hơn, ưu ái hơn.

Ông Đoàn Văn Báu: Sao mình không ưu ái cho những người chưa giữ giới, để cho người ta tốt lên thầy?

Sư Minh Tuệ: Cũng ưu ai chứ. Nhưng giữa mọi người cũng cần có duyên với nhau. Tùy điều kiện, hoàn cảnh, chớ đâu phải ai ùa tới cũng được đâu. Duyên của tất cả mọi duyên.

******

22. MUỐN TINH TẤN, PHẢI CHỊU KHÓ HỌC TẬP, PHẢI CÓ NIỀM TIN VÀO NHƯ LAI

Ông Đoàn Văn Báu: Ở đời, hiếm người có tinh thần như vậy. Khó để đạt đến cảnh giới đó được.

Sư Minh Tuệ: Phải học tập. Phải có niềm tin vào Như Lai. 

Ông Đoàn Văn Báu: Ví dụ, thấy cô này nói chuyện nghe dễ thương, thế là mình lại có tí tình cảm, ưu ái cho cô ấy hơn. Thế là cũng không được phải không thầy.

Sư Minh Tuệ: Giống như những người khác thôi.

Ông Đoàn Văn Báu: Bây giờ, con cứ thấy nữ nhân là con coi như nam nhân hết.

Sư Minh Tuệ: Coi giống như bao nhiêu người khác. Chớ không thì nữ nhân bóp cổ dắt đi đấy. 

Ông Đoàn Văn Báu: Để cho nữ nhân điều khiển là một điều tồi tệ nhất phải không thầy?

Sư Minh Tuệ: Thất bại. Phải tránh nữ nhân như chân tránh đầu rắn. 

******

23. MỘT CHỮ GIỚI, MỘT CHỮ ĐỊNH, HỌC CẢ ĐỜI KHÔNG HẾT

Ông Đoàn Văn Báu: Phật pháp như biển. 

Sư Minh Tuệ: Vâng như biển. Học một chữ, cả đời không hết.

Ông Đoàn Văn Báu: Học đến đâu, phải hành đến đó. Ham tìm hiểu tràng giang đại hải, mà không hành được thì cũng dở.

Sư Minh Tuệ: Học chánh kiến, không học không được. Học một chữ định thôi, một chữ giới thôi, cũng học không hết. Học đời này không hết, học tiếp đời sau.

Ông Đoàn Văn Báu: Càng tìm hiểu, con càng thấy mình phạm nhiều sai lầm trong quá khứ, thấy mình ngu.

Sư Minh Tuệ: Biết rồi thì mình sửa.

Ông Đoàn Văn Báu: Dù không nói ra, nhưng ngày xưa, con luôn tự hào, cho mình giỏi, có kiến thức, nên rất là tự tin. Nhưng khi bắt đầu tìm hiểu Phật pháp, con thấy mình giống như con số không, mù tịt, mù mờ.

Ngay cả những hiện tượng trước đây, con đánh giá là chuẩn, thì bây giờ, nó không còn chuẩn nữa, nó sai bét nhè ra.

******

24. DUYÊN CỦA MÌNH, KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC, KHÔNG AI CẮT ĐƯỢC

Ông Đoàn Văn Báu: Bạn tiktoker này, bố đang bị ung thư giai đoạn cuối, nên phát nguyện đi theo thầy ba ngày. Còn cô thích ăn chay, hôm qua phỏng vấn thầy mấy câu, thì ngày mai, bạn ấy sẽ đảnh lễ thầy, để cầu thầy, động viên, cầu an cho bố cô ấy.

Theo con, thì bày cho cô ấy giữ giới, rồi cầu nguyện cho bố bạn ấy là tốt nhất phải không thầy?

Sư Minh Tuệ: Bố thí, giữ giới.

Ông Đoàn Văn Báu: Ngày mai, bạn ấy đến xin ý kiến thầy rồi thầy chỉ.

Sư Minh Tuệ: Bố thí là tốt nhất và nhanh. 

Ông Đoàn Văn Báu: Giữ bát quan trai giới, cũng tốt, dễ làm, đâu khó.

Sư Minh Tuệ: Bát trai giới ngay, thì khó. Nhưng khi bố thí xong, bát trai giới sẽ dễ. 

Ông Đoàn Văn Báu: Giải nghiệp được, mình thấy sẽ nhẹ nhàng. Con giữ bát quan trai giới, có những cái, con chưa nhận thức, con quên thôi, chứ dễ dàng, không khó.

Ví dụ như, con chuyển từ hai bữa sang ba bữa, có mấy ngày thôi, rồi con chuyển từ hai bữa sang một bữa, là có ba ngày thôi, không có vấn đề gì hết, mà còn khỏe hơn nữa.

Sư Minh Tuệ: Giáp giữ được không?

Ông Đoàn Văn Báu: Giáp chưa giữ được. 

Sư Minh Tuệ: Dễ với người này, khó với người kia. 

Ông Đoàn Văn Báu: Anh Hùng là ăn một bữa được ngay luôn. Anh Hùng rất tinh tấn. Ngồi kiết già được ba tiếng. tụng kinh nghe rất hay. Tụng kinh vừa tiếng Việt vừa tiếng Pali.

Sư Minh Tuệ: Có căn, có duyên.

Ông Đoàn Văn Báu: Vợ anh Hùng khuyến khích anh đi tu, theo thầy.

Sư Minh Tuệ: Có ông kia, con gặp ở Việt Nam, nói giữ giới được. Vậy mà trong ba lô ông có gói mì, 3:00 sáng, ổng bóc mì ăn luôn, chịu không nổi.

Ngày xưa, con gặp một ngài ở ngoài Hà Giang, có ba hộp sữa trong túi. Con đã bảo vứt đi rồi, thế mà chỉ vứt có hai hộp, vẫn giữ lại một hộp. 

Ông Đoàn Văn Báu: Giữ giới, dễ với người này, nhưng lại khó với người kia. 

Sư Minh Tuệ: Phải có duyên, có căn mới được. Giống như Phúc Giác, Minh Đạt, vào đoàn ngay lúc tạc tượng. Đó là phước, là duyên của họ.

Ông Đoàn Văn Báu: Những vị đến sau, dù có tinh tấn mấy cũng không được tạc tượng.

Sư Minh Tuệ: Duyên của mình, không ai cướp được, không ai cắt được. (còn tiếp)

******

II/ CẢM NGHĨ

Ở câu thứ 24, sư Minh Tuệ có nói, duyên của mình, không ai cướp được, không ai cắt được.

Ngài khiến tôi nhớ đến câu cửa miệng của người đời, cái gì của mình thì sẽ của mình, cái gì của mình thì sẽ thuộc về mình, cầu không được, mà tránh cũng không xong.

Xin được tán thán sư Minh Tuệ, tán thán hạnh nguyện của ngài, kính chúc ngài đạt được thành tựu trọn vẹn trên con đường tu tập.

Cảm ơn và mến chúc các bạn đọc, mọi chuyện tốt đẹp.

Sài Gòn 28.01.2025
Phạm Hiền Mây

******

Nguồn:

Văn bản tường thuật, trò chuyện trên, được chuyển thoại từ video: Bộ Hành Chiều 25.01.2025. Phát trực tiếp ngày 23.01.2025, trên kênh YouTube Đoàn Văn Báu - Về Miền Đất Phật.

Bài mới

ÁI LUYẾN SINH SẦU ĐAU!
Pháp ấy dùng được. Căn bản nhất là phải giữ giới, buông xả. Khi mình không có phiề...
THỰC HÀNH ĐÚNG CHÁNH PHÁP, THÌ KHÔNG CẦN AI ỦNG HỘ HAY CÔNG NHẬN
Sư Minh Tuệ: Đây là năm thứ mười, kể từ khi con xuất gia. Nhưng là năm thứ sáu, co...
TA NHƯ LÁ KHÔ TRƯỚC TRẬN CUỒNG PHONG
Đó là hiếu với cha mẹ, hiếu với Tổ Quốc rồi hiếu với Như Lai. Ở nhà thì hiếu với c...
THÂN TÂM LÀ GIẢ, LÀ ẢO, LÀ TƯỞNG, NÊN MỚI CẦN GIẢI THOÁT
Sư Minh Tuệ: Mục tiêu của việc bộ hành là loại bỏ tham sân si, làm lợi mình, lợi n...
DUYÊN CỦA MÌNH, KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC, KHÔNG AI CẮT ĐƯỢC
Ông Đoàn Văn Báu: Nhiều người đặt câu hỏi, ông Minh Tuệ, đã làm được gì cho ai chư...
CÓ ĐI THÌ CÓ ĐẾN. CÓ NGUYỆN THÌ CÓ THÀNH
VIETUCTV: Dạ hôm nay chúng con được đủ duyên, cũng như phước báu, chúng con được đ...
NGƯỜI CÓ TRĂM NĂM ĐÂU?
Ông Đoàn Văn Báu: Thầy và các vị sư phụ khác đều nói, khi đi cùng đoàn, thì trừ ch...
CHO DÙ HỌ CÓ NÓI CON DÙNG TÀ THUẬT, CON CŨNG VẪN CHÚC CHO HỌ ĐƯỢC HẠNH PHÚC, AN LÀNH
Sư Luangpor Jiew: Chúng ta có ba con đường để thực hành theo Giáo Pháp của Đức Phậ...
THIỆN NGHIỆP CÀNG TĂNG, ÁC PHÁP CÀNG BỊ ĐẨY LÙI
Ông Lê Khả Giáp (phỏng vấn mẹ của tỷ phú Therawat): Bà tên gì ạ? Bà Chính: Bà tên ...
THẦN TƯỢNG CỦA CON LÀ PHẬT THÍCH CA MÂU NI
Kính thưa quý vị khán thính giả của chương trình phố PHỐ BOLSA TV, hiện nay tôi đa...

Are you sure?