VÔ SỞ HỮU - Phần I

Những bước độc hành của sư lại tiếp tục trên con đường đèo. Hình ảnh ấy mới đẹp làm sao. Đẹp không chỉ theo cả nghĩa đen là bầu trời, cây cối, con đường, dáng người, hài hòa, tuyệt mỹ mà còn đẹp theo cả nghĩa bóng, sư tiếp tục việc tu học của mình, và trên con đường cần mẫn, trì chí, kiên định ấy, ngài đã gieo không biết bao nhiêu là duyên lành.

MINH TUỆ NGỮ LỤC - Phần V

Tất cả những điều này, là con cũng nghe trong kinh sách, con chia sẻ với mọi người, chớ con không chế ra để nói. Còn nói về thực hành kiết già, hay đời sống bộ hành khất thực, không nhà không cửa, khống chế nỗi sợ hãi, rèn luyện tính kham nhẫn, là bằng chính kinh nghiệm của con.

MINH TUỆ NGỮ LỤC - Phần IV

Đạo Phật là đạo đức giải thoát khổ đau, đem đến giác ngộ, trí tuệ, niết bàn. Đạo Phật không mê tín dị đoan, không bày cầu cúng, chỉ cần làm điều thiện, lành. Còn Đức Phật là người đã có đầy đủ Giới Định Tuệ, Tứ Diệu Đế, khổ, tập, diệt, đạo, nên người đã giải thoát ra khỏi những khổ đau đó.

MINH TUỆ NGỮ LỤC - Phần III

Hạnh phúc là được, không cần phải làm nhiều. Làm nhiều, chết, cũng bỏ lại hết. Dạ, đây chưa phải là khổ hạnh đâu, con chỉ mới tập học. Nhiều người tu giỏi lắm, họ ở trên núi, tu như họ mới là khổ hạnh, do mình chưa đủ duyên để gặp họ thôi. Ngay ở núi Sạn, Nha Trang, cũng có rất nhiều bậc đại sư. Không chỉ ở nước mình, ở các nước khác và trên thế giới, có rất nhiều vị sư tu hành rất giỏi. Con, vẫn chỉ đang là tập học.

MINH TUỆ NGỮ LỤC - Phần II

Con chỉ là người đang tập học, sống theo hạnh xả bỏ, sống đạo đức theo lời Đức Phật dạy. Có một chỗ để tránh mưa, tránh nắng, tránh gió như thế này, đối với con, cũng quá hạnh phúc rồi.

MINH TUỆ NGỮ LỤC - Phần I

Nỗi khổ là bất di bất dịch. Chết bệnh, khổ. Làm ăn thất bại, khổ. Yêu đương không thành, khổ. Ở đời là có sự khổ. Có thành đạt, có hạnh phúc nhưng vẫn không chống được sự già, sự chết, khổ. Không ai thoát khỏi. Ngay cả khi không bị bệnh, thì đến già, vẫn phải chết. Đấy là sự hiển nhiên. Sống bất tử là không có. Ngay cả già, cũng khổ. Già, không làm được gì nữa, nằm liệt chờ con cái cho ăn uống, là khổ.

TỪ TAM Y NHẤT BÁT ĐẾN Y PHẤN TẢO VÀ NỒI CƠM ĐIỆN CỦA SƯ MINH TUỆ

Y bát đã có từ thời Đức Phật. Y bát là biểu trưng cho sự giải thoát, xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Theo bộ Phật Sử, sau lễ trà tỳ tại Câu Thi Na, xá lợi của Đức Phật được sứ giả tám nước mang về xây tháp cúng dường. Những vật tùy thân khác của ngài được đưa về thờ ở nhiều nơi khác nhau như bình bát và tích trượng ở Vajira, ở Kus­ahara, thắt lưng ở Patliputra, y tắm ở Camp, Pháp y ở cung trời Phạm Thiên Vương. Cùng với y, bình bát của Đức Phật cũng được xem như xá lợi của Đức Phật và là bảo vật truyền thừa của chư Phật.

VAI TRÒ CỦA NGÀI THÍCH MINH TUỆ TRONG XÃ HỘI CHÚNG TA

Có bạn nói: “Từ khi Sư Thích Minh Tuệ xuất hiện, thì dân mạng cũng “buông bỏ” hơn, ít chửi các ông Thích Việt Á, Thích Giải Cứu, Thích Thủ Thiêm, Thích Vạn Phát…”. Lại cũng có người nói, ai cũng đi tu, thì lấy đâu ra người trồng lúa, dệt vải…

THẦY MINH TUỆ ĐÃ LÀM MẤT NHIỀU THỨ!

Nhiều người đặt câu hỏi: Ông đi khắp nơi trên mọi miền đất nước như thế thì làm ĐƯỢC gì cho đời? Những người đi theo ông như vậy họ ĐƯỢC gì? Theo mình, Những người đi theo ông Minh Tuệ họ KHÔNG ĐƯỢC gì cả, mà họ MẤT rất nhiều thứ

Are you sure?