VỀ NAN ĐỀ MINH TUỆ

Sư Minh Tuệ xuất hiện, đoàn người cũng xuất hiện, ngày một đông. Mà nhà nước thì sợ đông người, thế là tìm cách để “giải tán đám đông”. Cách giải tán là mang giấu ông đi nơi khác. Nhưng không thấy sư thì xã hội phản đối, dư luận dậy sóng. Lại phải đưa ông xuất hiện trở lại, đoàn người lại tụ về, lại đông, lại mang đi giấu... Sự tình ấy, nhìn ở góc này thì thấy bi kịch, nhưng nhìn ở góc khác thì lại là hài kịch. Và nó mãi mãi không giải quyết được nếu các bên không tuân thủ pháp luật.

TINH THẦN PHẬT PHÁP TRONG HAI BỨC THƯ CỦA SƯ MINH TUỆ

Nhưng lần này khác với những sự kiện về sư Minh Tuệ trước đó. Những xôn xao, nhìn chung xuất phát từ tâm lí ngỡ ngàng, hụt hẫng và xót xa. Vì trong nội dung 2 lá thư này có ý: [..] “không được khất thực “, […] “không được bộ hành”, và ngay cả: […] “con buông bỏ hạnh đầu đà không chấp vào nó nữa”. Với những ý này nhiều người ngưỡng mộ sư, quý kính sư lâu nay hụt hẫng, xót xa cũng phải thôi. Hụt hẫng vì họ tin sư không bao giờ bỏ giữa chừng một hạnh tu mà ông đã lựa chọn, quyết tâm kiên cố.

TỪ ĐỆ NHẤT ĐẦU ĐÀ MA HA CA DIẾP ĐẾN SƯ MINH TUỆ

Ma Ha Ca Diếp còn gọi là Tôn Giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp là một người Bà La Môn xứ Ma Kiệt Đà. Bà La Môn là danh từ chỉ một đẳng cấp. Đạo Bà La Môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca, bắt nguồn từ Vệ-đà giáo ở Ấn Độ, một trong những tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo Bà La Môn hình thành khoảng tám trăm năm trước tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Phật Thích Ca mở Phật Giáo ở Ấn Độ.

Are you sure?